[=========> <=========]
Mỹ - Nga hợp tác chế tạo phi thuyền. Bác VN được mời cùng bay khai trương.
Đoạn đường về tàu gặp sự cố.
Thằng Nga hớp 1 ngụm cô-nhắc, lao vào phòng máy, 3h sau đi ra, tàu chạy được 10' - shutdown.
Thằng Mỹ rít 1 hơi xì gà, lao vào phòng máy, 3h sau đi ra, tàu chạy được 15' - shutdown.
Bác
VN hút điếu cày ung dung gửi mail cho lãnh đạo xin ý kiến, lãnh đạo
reply ngay lập tức. VN vào phòng máy, 5' sau đi ra, tàu chạy 1 mạch về
trái đất an toàn.
Mỹ-Nga phục lắm. Nội dung đoạn mail của lãnh đạo chỉ vỏn vẹn có 1 dòng "MÀY VỪA LUỘC CÁI GÌ ? GẮN LẠI NGAY !"
[=========> <=========]
Một
người Nhật đi tìm tổ tiên của mình. Anh đi khắp thế giới tìm nhưng vô
vọng. Cuối cùng anh đến ga xứ Huế ở Việt Nam. Anh nghe người ta nói
chuyện: - Mi đi ga chi? - Tau đi ga ni. - Ga ni ga chi? - Ga chi như ri?
- Ga như ri mi lo ra đi. - Tau đi nghe mi!
Anh mừng rỡ reo lên "Đây chính là tổ tiên của người Nhật!"
[=========> <=========]
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc
xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là
khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy
nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
[=========> <=========]
Ở
nước Mỹ: 1 thằng con trai phải biết dùng súng. Ở nước Đức: 1 thằng con
trai phải biết hách dịch và ko được sợ vợ. Ở Hàn Quốc: Con trai phải
sành điệu hơn con gái. Ở Trung Quốc: 1 thằng con trai phải biết chơi
game. Nhưng tất cả vẫn chưa là gì với Việt Nam: 1 thằng con trai thì
phải dám đâm thẳng vào hàng xăng rồi thét: đầy bình cho bố
[=========> <=========]
Kỳ thi SV quốc tế năm ấy về chủ đề Lịch sử và thi vấn đáp. Một SV Việt Nam học "tủ" lệch nên đành ghé vách nghe trộm.
Giám thị người Liên Xô đọc đề cho một SV Cuba:
- Anh có 3 câu hỏi...
- Dạ!
- CM Tháng Mười Nga thành công vào năm nào?
- 1917!
- Do ai lãnh đạo?
- Do Lênin lãnh đạo!
- Tốt. Câu hỏi phụ: Theo anh thì có ma hay không?
- Dạ, Nhân dân thì bảo có, nhà nước bảo không, còn Khoa học đang nghiên cứu ạ!
- Khơ-ra-sô! Năm điểm.
Đến lượt SV Việt Nam vào.
- Anh có 3 câu hỏi...
- Dạ!
- CM Tháng Tám thành công năm nào?
- 1917!
- Do ai lãnh đạo?
- Do Lê Nin lãnh đạo!
Giám thị đập bàn quát:
- Anh có điên không đấy?
- Dạ, Nhân dân bảo có, nhà nước thì bảo không, còn Khoa học đang nghiên cứu ạ!
[=========> <=========]
Có
gã trọc phú ra thành phố chơi, buồn tiểu tiện quá mà không có chỗ thoải
mái như ở quê cuối cùng thì cũng tìm được cửa hàng WC , vốn là người đã
từng học hết bài hai con dê qua cầu, nên lão ta cũng biết tí chút về
chữ nghĩa vì thế phải tìm ngược tìm xuôi đâu là buồng dành cho nam giới.
Bất chợt lão nhìn thấy dòng chữ " MAN " lão lẩm bẩm -" Bọn này có học
mà viết chữ NAM cũng sai ".
Sau
một hồi chút bầu tâm sự, lão quay ra, thật bình tĩnh nhìn sang phía nữ
với dòng chữ " WOMAN". Lần này thì không kìm nổi lão hét lên " đã viết
sai lại còn viết dài. Nữ thì viết là nữ cho xong lại còn viết Vợ NAM "